Trận vong ở Spicheren Bruno_von_François

Trong trận Spicheren vào ngày 6 tháng 6 năm 1870, tư lệnh sư đoàn của ông là tướng Georg von Kameke phái von François thúc quân tấn công các vị trí phòng ngự của quân Pháp. Với Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 39 Hạ RheinTrung đoàn Bộ binh số 74 Hannover trong tay mình, ông dàn 4 tiểu đoàn của mình dọc theo trận tuyến dài 5 km và đặt hai tiểu đoàn trừ bị.

Quân cánh phải của ông kéo tới tuyến đường sắt Forbach, dọc theo bìa rừng Stiringwald, để truy tìm quân cánh trái của Pháp. Cách đó vài ngàn bước về hướng đông, quân cánh trái của ông thâm nhập các khu rừng dưới đáy Đồi Đỏ (Rote Berg). Trong khi lữ đoàn nửa Phổ, nửa Hannover dưới quyền François tiến lảo đảo về phía trước theo các đội hình cấp đại đội, họ vấp phải hỏa lực pháo binh ác liệt, trái ngược với niềm tin của Kameke rằng ông đang đối mặt với đội hậu binh của Pháp. Tiến dọc theo nền đường đắp cao của tuyến hỏa xa Forbach, lính Hannover vượt qua màn đạn pháo chỉ để chạm trán với toàn bộ một lữ đoàn Pháp. Hàng trăm quân Hannover bị súng trường nạp hậu tối tân Chassepot của Pháp đốn ngã. Trong khi đó, tình hình của bất lợi không kém cho cánh trái của François: hai tiểu đoàn Phổ được lệnh tiến đánh Đồi Đỏ đánh bật các tốp lính kỳ binh Pháp, nhưng đã rơi vào làn đạn Chassepot kết hợp với súng máy của Pháp khi họ tràn vào trong các khu rừng phía dưới ngọn đồi. Vốn đã ẩn nấp trong rừng, Trung đoàn Chasseur số 10, nhanh chóng nã đạn vào các đội hình tấn công vụng về của Phổ và đốn quỵ từng lớp quân Phổ đang hoảng loạn. Đến 1 giờ chiều, cuộc tấn công của Kameke đã bị chặn lại. Xác lính Phổ nằm la liệt ở từng Gifert và Stiring-Wendel dưới chân các cao điểm Spicheren. Trước tình hình đó, François một lần nữa chứng tỏ lòng can đảm của mình khi ông tập trung 5 đại đội trừ bị còn lại của ông và trực tiếp chỉ đạo họ đánh rừng Gilfert. Các đại đội này, phần lớn là lính Hannover trong Trung đoàn số 74, đã tràn ngập phần lớn con đường xuyên rừng, tiếp cận được đáy Đồi Đỏ và chiếm được một vị trí giữa các khe đồi, nhưng bị đại bác và súng trường của địch chặn đứng trên sườn dốc màu hơi đo đỏ và giàu quặng sắt của Đồi Đỏ. Chỉ có, pháo binh của sư đoàn Kameke, giờ đây quy tụ về phía sau bộ binh với số lượng lớn, đã cứu quân của François khỏi nguy cơ bị quét sạch. Thực tế, cho thấy rằng những khẩu đại bác uy lực của Phổ đã gây cho người Pháp ấn tượng nhiều nhất. Những "khối pháo binh" của Phổ oanh tạc dồn dập, khiến cho quân Pháp chết và bị thương nằm ngổn ngang khắp các chiến hào của họ đồng thời ngăn chặn quân Pháp giáng trả.[1][2][4]

Anton von Werner, „Đột chiếm các cao điểm Spicheren" (bản sao trắng-đen)Bộ binh Phổ tiến chiếm Đồi Đỏ.

Đến lúc này, François đành phải ngưng tấn công. Ông bám trụ vào những góc chiến tuyến của địch và chờ đợi viện binh. Trong khi đó, mọi cuộc phản công nhằm vào các đại đội co cụm của François đều bị pháo binh Phổ thổi bay. Các đội hình pháo binh dồi dào của Pháp đã dời xuống cao điểm để thu ngắn tầm đạn của mình và vô hiệu hóa lợi thế của đại bác hiệu Krupp, nhưng bị pháo lực của Kameke bắn trả liên tục và làm câm họng. Đến giữa chiều, tướng Wilhelm von Woyna điều Lữ đoàn số 28 của ông đến ứng chiến. Lữ đoàn của Woyna giải tỏa cho cả hai cánh quân của François và bắn xối xả vào một lữ đoàn Pháp. Nhờ sự tiếp viện của Woyna, trận đánh Spicheren được hồi sinh. Không lâu trước 3 giờ, khi Chỉ huy trưởng Von Kameke hạ lệnh tấn công Đồi Đỏ, tướng Von François, không hề chần chừ, vung gươm thôi thúc các đại đội 9, 10, 11 và 12 thuộc Tiểu đoàn Bắn súng trường của Trung đoàn 74 leo lên Đồi Đỏ. Lính Phổ tràn khắp từ mỏm đá này đến mỏm đá khác, rồi nhào lên đỉnh đồi, gây cho lính Chasseur của Pháp choáng ngợp. Quân Phổ chỉ gặp phải sự kháng cự nhỏ và súng trường, lưỡi lê của họ đã đánh bật quân Pháp ra khỏi các chiến hào tiền tiêu. Đại đội 9 (Trung đoàn 39), đơn vị đã trèo lên đồi từ bên trái, truy sát quân địch, trong khi đó, quân Pháp sau khi bị đẩy lui đã rút về tuyến thứ hai và bắn trả hết sức dữ dội. Chỉ trong vòng vài phút, François, khi đang tiến công mãnh liệt cùng với đại đội này,[1][2][4][5] đã bị trúng đạn dưới cánh tay phải đang dơ cao của ông và ngã xuống. Ông lại trúng thêm 4 viên đạn nữa và mất. Ông được cho là đã nói những lời cuối cùng như sau: „Thật vinh quang để chết nơi xa trường. Tôi hạnh phúc từ giã đời mình, vì tôi nhìn thấy cuộc chiến đấu đang xoay chuyển thuận lợi.".[6] Dù sao thì ông cũng đã kịp nhìn thấy Tiểu đoàn Bắn súng trường và Đại đội 9 giành được một mũi núi hẹp và giữ chặt vị trí này. Cùng với vị chủ tướng của mình, rất nhiều quân Phổ đã tử trận trong cuộc đánh chiếm Đồi Đỏ.[2]

Ngày nay, địa điểm hy sinh của ông, nơi có một tấm bia tưởng niệm được rào chắn, nằm rất gần Đài Kỷ niệm của Trung đoàn Bộ binh số 75 (số 1 Hannover). Mộ phần của ông nằm trong Nghĩa trang Vinh danh (Ehrenfriedhof) tại Vườn Đức-Pháp ở Saarbrücken.

  • Mộ phần Bruno von François tại Vườn Pháp-Đức ở Saarbrücken
  • Gia huy của Bruno von François trên mộ ông
  • Địa điểm hy sinh trên Đồi Đỏ ở Spicheren

Mộ chí của ông có đề: „Ông ngã xuống do năm viên đạn của địch trong bước tiến thắng lợi của cuộc đánh chiếm các cao điểm Spicheren vào ngày 6 tháng 6 năm 1870. ngựa sắm sửa về ngày tranh chiến; Nhưng sự thắng trận thuộc về Đức Giê Hô Va (Châm Ngôn 21:31)". Trong các mô tả về cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, hành động của ông trong trận chiến Spicheren thường được khắc họa như một chiến công anh hùng và sự hy sinh của ông là một cái chết anh hùng. Khi viết về cuộc tiến chiếm Đồi Đỏ của ông, A. Niemann đã ca ngợi trong cuốn sách của mình về diễn biến quân sự của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức: "Trên cánh trái, Lữ đoàn Bộ binh số 27, chỉ huy bởi tướng Von François, đã làm nên một chiến tích không thể so sánh được, giữa những tổn thất nặng nề nhất.".[7] Một tác phẩm hội họa lớn do Anton Werner thực hiện vào năm 1880, cho thấy François, đứng bên cạnh người lính kèn, điều động binh lính đánh chiếm Đồi Đỏ.[8]